Trang

27/3/16

Làm gì để có một nền nông nghiệp sạch?

TTO - Cần xác định một số quan điểm tái cấu trúc nông nghiệp trên địa bàn ĐBSCL. Chuyển dần một tỉ lệ hợp lý diện tích sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp sang các loại lúa gạo chất lượng cao?

Anh Hưng đang đóng gói Gạo ngọc đỏ hương dứa cho HTX
Gạo ngọc đỏ hương dứa của HTX nông nghiệp Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sản xuất theo quy trình hữu cơ. Đây là gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao được xuất sang EU - Ảnh: Vân Trường

Trong tình hình biến đổi khí hậu, nước biển xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng khắc nghiệt, sản xuất lúa gạo phải nhanh chóng tái cấu trúc để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm sản xuất gạo sạch và hướng tới tương lai là gạo hữu cơ.

Mặt khác, sức ép của hội nhập kinh tế toàn cầu đã thấy trước (ASEAN, TPP, Cộng đồng Á Âu, EU...) nhưng chưa được chuyển động thực tế bằng những cơ chế chính sách đủ mạnh của cấp thẩm quyền, bằng sự chuẩn bị thực lực đúng tầm của đội ngũ doanh nghiệp, bằng chuyển biến tích cực của môi trường xã hội... Vì vậy cần xác định một số quan điểm tái cấu trúc nông nghiệp trên địa bàn ĐBSCL.

Hạn chế sử dụng phân bón hóa chất

Cho tới nay thị trường mà ngành nông nghiệp nước ta hướng tới là thị trường trung bình thấp, các nước đang và kém phát triển. Vì vậy, nền nông nghiệp được khuyến khích chạy theo sản lượng, phát triển theo chiều rộng.

Hậu quả là hằng năm chúng ta có quá nhiều lúa gạo phẩm chất thấp mà thiếu lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao cho thị trường trung bình khá và cao cấp đang phát triển cả trên thế giới và ở trong nước.

Do vậy, cần chuyển dần một tỉ lệ hợp lý diện tích sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp sang các loại lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao, từ đó gia tăng thu nhập cho nông dân.

Bên cạnh đó, nền nông nghiệp nước ta đã từ lâu quen sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi cũng dùng nhiều hóa chất nhưng rất tùy tiện nên đất đai bạc màu, bị nhiễm độc, môi trường bị ô nhiễm nặng và sức khỏe người dân bị ảnh hưởng không tốt.

Do đó, trước hết cần vận động nhân dân sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP để giảm dần, tiến tới hạn chế tối đa việc sản xuất bằng hóa chất và thay thế bằng phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh và phân bón hữu cơ.

Cần phải thấy rõ tác hại của hóa chất đối với sức khỏe cộng đồng và người nông dân chính là người bị nhiễm trước tiên tác hại đó (như khi phun xịt thuốc trừ sâu, diệt cỏ), đồng thời cũng là người tiêu dùng thực phẩm bị nhiễm hóa chất do mình nuôi trồng.
Trích: tuoitre.vn

21/3/16

Vinamilk vào top 300 công ty năng động nhất châu Á

Đây là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam nằm trong top 300 do Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản) vừa công bố.

Trong đợt bình chọn này, ngoài Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Việt Nam còn có sự góp mặt của 4 doanh nghiệp khác gồm Vietcombank, FPT, Petrovietnam GAS và Vingroup.

Theo Nikkei, tổng giá trị vốn hóa của 5 công ty Việt Nam trong top 300 năm nay là trên 21,2 tỷ USD (số liệu ngày 14/3), trong đó riêng Vinamilk gần 7,3 tỷ USD - là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Trước đó, năm 2015, tạp chí này cũng đã bình chọn Vinamilk trong top 100 doanh nghiệp giá trị nhất ASEAN và top 300 công ty năng động nhất châu Á.
Vốn hóa của riêng Vinamilk chiếm gần 30% vốn hóa của 5 doanh nghiệp lọt Asian 300 năm nay.
Top 300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 300) quy tụ những công ty có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh nhất của 11 quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia Malaysia, Philippines... Các doanh nghiệp được xếp hạng dựa trên quy mô vốn hóa, tiềm năng tăng trưởng và mức độ phát triển về mặt địa lý.

Vinamilk thành lập năm 1976 và bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM vào năm 2006. Được đánh giá là công ty đại chúng nhiều tiềm năng nên các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 49% cổ phần tại Vinamilk. Để thương hiệu Vinamilk phát triển như hiện nay, trong nhiều yếu tố, phải kể đến sự đóng góp của bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk. Bà đã được Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của châu Á năm qua.

Sau gần 4 thập kỷ, hiện Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam. Công ty có 25 đơn vị trực thuộc, 13 nhà máy sản xuất tại Việt Nam với gần 6.000 nhân viên trên toàn quốc.

Vừa qua, công ty đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, giúp sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tăng khả năng xuất khẩu. Các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở hơn 42 nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ...
polyad
​Hai siêu nhà máy mới sản xuất sữa nước và sữa bột ở Bình Dương có tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng góp phần giúp Vinamilk xuất khẩu sản phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Năm 2015, doanh thu của công ty đạt hơn 40.222 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước 3.922 tỷ đồng. Trong năm, Vinamilk sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.
Thanh Thư (vnexpress.net)