Trang

17/10/16

Những khát vọng nhà cấp 4

(ĐTCK) Đừng nghĩ nhà cấp 4 không đẹp. Ít tiền thôi, cũng có thể sống tiện nghi trong căn nhà cấp 4. Nên đôi khi, phải đưa sự bình thường thành khát vọng.
 
1. Hai tháng trước, tôi được người anh vong niên mời tới nhà chơi. Nhà anh nằm trong diện tích khuôn viên rộng chừng 1.000 m2, ở phía Tây thành phố. Năm 1994, anh mua miếng đất này trong sự phản đối của tất cả những người nào quen biết. Đường xá khi ấy còn gồ ghề, thậm chí miếng đất còn cách trở bởi chẳng có cầu nào bắc qua con kênh để vô đất. Muốn vô, phải đi vòng, xa lắm. Nếu không nói là tít tắp mù khơi.
Nhưng chỉ với 100.000 đồng/m2, nên anh cũng tặc lưỡi mua để đó. Chẳng ai ngờ 1 đại gia đã làm dự án đô thị ngay bên cạnh miếng đất của anh. Phía đối diện là đất dự án, phía nhà anh là khu dân cư hiện hữu. Tới khi đô thị thành dáng thành hình xong rồi, thì đến giờ miếng đất của anh trở thành đắc địa vì chẳng mấy ai mà có diện tích lớn đến như vậy. Và giá đất cho tới thời điểm này quanh đó đang được giao dịch chừng vài chục triệu đồng/m2. Anh chị vui quá, quyết định bán căn nhà trong con hẻm quận 5, lấy tiền cất nhà tại mảnh đất trước đây được gọi là “chó ăn đá gà ăn sỏi” này. Sau khi tham khảo nhiều mẫu nhà, người đàn ông may mắn không xây nhà cao tầng như mọi người vì bà xã anh đau chân, đi lại khó khăn. “U50 rồi thì chỉ nên ở trên 1 mặt bằng, hoặc là chung cư, hoặc là nhà cấp 4”, anh kể chuyện. Ừ thì nhà cấp 4, có sao đâu.
Nhà cấp 4 của anh rộng tới 200 m2, có 3 phòng ngủ, còn lại là phòng khách, chỗ vui chơi với chó mèo, và phòng ăn. Anh chị chỉ có 1 cô con gái, đang học THPT tại châu Âu nên nuôi khá nhiều thú cưng cho vui cửa vui nhà. Mọi vật dụng trong gia đình hầu hết là gỗ sồi, gỗ thông, mà theo anh thì có thể độ bền không thể bằng các loại gỗ khác, nhưng giá thành rẻ, lại có phong cách hay, phù hợp với kiểu dân dã mà vẫn giữ độ sang trọng. Diện tích còn lại làm vườn cây, hồ bơi. Sau một thời gian tự tay sửa soạn chăm sóc khuôn viên mà không xuể, anh chị vừa quyết định cắt ra 300 m2 bán cho người khác, bỏ vô tiết kiệm lấy tiền đi du lịch.
2. Nhà cấp 4, trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ dành cho những người có ít tiền, ít kinh phí  xây dựng. Tuy nhiên, quan niệm đó đã dần thay đổi do có các mô hình nhà vườn mọc lên từ các chủ đầu tư nhỏ lẻ, hoặc do chính gia chủ muốn hướng đến cuộc sống giản tiện và gần gũi với thiên nhiên. Nhà cấp 4 tiện nghi là 1 sự chọn lựa rất đáng để tâm. Nếu so sánh xây dựng căn nhà lầu với nhà cấp 4, thì tất nhiên nhà lầu vẫn phải tập trung khoản tiền lớn hơn khá nhiều lần. Và quan trọng là muốn nhà cấp 4 đẹp đẽ, rất cần tâm hồn có chút nghệ sĩ của gia chủ. Đồ đạc không quan trọng về giá tiền, mà quan trọng là chất liệu.
Bữa rồi, tôi có đọc trên 1 trang mạng về sự chọn lựa tấm liếp ở trên trần nhà thay thế thạch cao thông thường của gia đình ở quận Thủ Đức. Có nhiều “còm” ở bên dưới phản đối cho rằng, các con bọ sẽ tha hồ mà tung hoành ở trần nhà. Tôi cũng tò mò, đã tham khảo vài ý kiến của kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư. Họ cho biết, những tấm liếp đó là loại xuất khẩu, đã được xử lý rất kỹ càng. Việc mua các loại liếp này không đơn giản vì không bán đại trà ở ngoài. Và nếu gia chủ đã sử dụng các vật liệu này, nghĩa là họ đã sẵn sàng cho sự hưởng thụ căn nhà cấp 4 mang đầy tính sáng tạo và nghệ thuật.
Đôi khi, cái đẹp xuất phát từ sự giản đơn, nhưng không phải là sự đơn giản, xuề xòa. Hơn thế nữa, thẩm thấu được sự giản đơn ấy, cần cái nền (base) văn hóa, học thức và kinh nghiệm chắt lọc cuộc sống. Để sở hữu căn nhà cấp 4 đẹp đẽ và tiện nghi, người có tiền nhưng hời hợt không khi nào chạm tới được. 
Theo Nhà thơ Đinh Thu Hiền
Báo Đầu tư Bất động sản

10/10/16

Dịch vụ thể thao dưới nước mạo hiểm của chàng kỹ sư đóng tàu

Sau 3 năm thăng trầm, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Đức Hải đã tạo dựng thành công thương hiệu chuyên về dịch vụ du lịch và thể thao mạo hiểm dưới nước từ số vốn 300 triệu đồng.
Chàng kỹ sư Nguyễn Đức Hải. 
Tốt nghiệp khoa đóng tàu, Đại học Hàng Hải Việt Nam, sau đó tiếp tục học MBA tại Anh, rồi quay về Việt Nam làm việc trong lĩnh vực thiết bị dầu khí, nhưng chàng trai sinh năm 1985 - Nguyễn Đức Hải lại rẽ ngang để xây dựng cho mình một công ty liên quan đến các sản phẩm về thể thao và du lịch dưới nước tại Quảng Ninh.

Hải cho biết, hơn 3 năm làm việc trong lĩnh vực dầu khí, cậu đã có nhiều cơ hội được đến các vùng biển đảo và nhận thấy biển Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng khai thác du lịch, kinh tế nhưng chưa tận dụng hết những gì đang có. Hải thầm nghĩ, tại sao một quốc gia có 3.260km chiều dài bờ biển, 2.773 hòn đảo lớn nhỏ và rất nhiều sông hồ khắp cả nước lại chỉ phát triển mỗi dịch vụ ăn uống, tắm biển là chính chứ chưa khai thác các trò chơi, hoạt động thể thao trên biển?

Trong khi so sánh với các nước tiến bộ trên thế giới, tiêu biểu là Anh quốc - nơi Hải từng có thời gian học tập, sinh sống thì các hoạt động dưới biển luôn là niềm yêu thích của họ. Ngay cả trường đại học của Hải, hay các trường danh tiếng như Oxford, Cambridge đều có câu lạc bộ Rowing với sự tham gia đông đảo của các thành viên.

Điều này làm Hải đắn đo, suy nghĩ về một hướng khởi đầu mới cho đam mê tạo ra những sản phẩm thể thao dưới nước ngay tại quê nhà. Tháng 6/2013, anh quyết định lập nên Công ty Hai Water Sports với mong muốn giới thiệu và cung cấp các sản phẩm thể thao dưới nước phù hợp nhất cho các đơn vị kinh doanh du lịch biển đảo, phát huy tiềm năng du lịch biển của Việt Nam.

"Tôi muốn nâng cao các kỹ năng dưới nước cho người dân cũng như muốn thu hút thật nhiều du khách quốc tế đến với biển đảo. Ngoài ra, tôi muốn khai thác thị trường tiềm năng, rộng lớn này để làm giàu và phát triển kinh tế xã hội", Hải chia sẻ.

Chọn hướng đi hoàn toàn mới tại Việt Nam, trong khi đại đa số khách hàng chưa hiểu rõ về các trang thiết bị cũng như lợi ích mà các hoạt động thể thao dưới nước mang lại, do đó mô hình của Hải gặp phải sự dè chừng, nghi ngờ về tính hiệu quả. Thêm nữa, điều khó nữa là khách du lịch thiếu kỹ năng nên sợ và không dám thử những trải nghiệm thể thao có tính mạo hiểm dưới nước. Quy mô đầu tư du lịch dịch vụ tại các địa phương chưa lớn nên ngân sách cho mảng vui chơi thể thao dưới nước là hầu như không có. Trong khi đó những sản phẩm mà công ty Hải cung cấp hướng đến khách hàng tại các địa phương là chủ yếu.

Một năm bắt đầu xây dựng hệ thống, sản phẩm và tiếp cận khách hàng, Hải và các đồng sự hầu như không có doanh thu. Hải nhớ như in vào thời điểm giáp Tết âm lịch 2015, công ty lúc đó mới chỉ có 4 người. Tình hình kinh doanh bết bát, sản phẩm không bán được và tiền quỹ cũng đã tiêu gần hết.

Chỉ còn một ngày cuối là nghỉ Tết mà không có tiền để trả lương cho anh em, Hải rất lo lắng và cảm thấy xấu hổ, xen lẫn nỗi lo về con đường phía trước, về kế hoạch thay đổi để tốt hơn trong năm tới.

"Dù buồn vì không tiền, nhưng lúc ấy mấy anh em không hề mảy may hỏi đến tiền lương. Điều này khiến tôi càng cảm thấy có lỗi và cần phải cố gắng hơn nữa để tìm hướng đi mới để họ bớt khổ", Hải tâm sự và cho biết đang trong dòng suy nghĩ thì chợt có một chiếc ôtô đỗ lại trước cửa công ty. Bước vào là một khách hàng quan tâm tới lô thuyền kayak đơn đang treo trên kệ.

Chưa bao giờ Hải thấy các cộng sự của mình hào hứng và nhiệt tình đến thế khi chăm sóc tư vấn cho khách hàng. Sau khi khảo giá và mặc cả chút ít, khách nhanh chóng chốt mua hai chiếc, trả tiền mặt ngay tại chỗ và cho biết mua làm quà biếu Tết. "Bốn người chúng tôi vui mừng không nói nên lời vì có đủ tiền lương cho anh em ăn Tết và có thêm nhiều hy vọng cho năm mới", Hải kể lại.

Sau đó, Hải cùng các cộng sự bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch khắc phục những khó khăn đang vướng phải. Để dịch vụ tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, Hải đã tổ chức CLB Kayak Hạ Long với mục đích giới thiệu rộng rãi các môn thể thao dưới nước, đào tạo kỹ năng sử dụng các môn thể thao dưới nước cho mọi người và tìm kiếm nhân tố phù hợp cho công ty. CLB Kayak Hạ Long còn kết hợp và giao lưu với các CLB Kayak khác trong cả nước, đứng ra tổ chức chương trình giao lưu, giải đua kayak và các sự kiện Ngày hội Kayak thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia và ủng hộ.

Nhờ các hoạt động này mà công ty Hải đã đào tạo cũng như tìm kiếm được các nhân sự phù hợp cho công việc của mình - những người có cùng đam mê thể thao dưới nước, nhiệt tình trong công việc và có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị thể thao. Để chứng minh dịch vụ, sản phẩm của mình có đủ tiềm năng thu hút khách hàng và sinh lợi nhuận, Hải bắt tay vào đầu tư xây dựng mô hình mẫu với hai dự án Cotopark và Cat Ba Water Sports.

Dự án đã tạo được tiếng vang, nhờ đó nhiều người trên cả nước biết đến công ty như là một đơn vị chuyên nghiệp về các sản phẩm thể thao dưới nước. Hải cũng tích cực đi khắp nơi gặp gỡ, giới thiệu tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình về kỹ thuật cũng như kỹ năng quản lý cho các dự án giải trí dưới nước, nhờ vậy mà nhiều đối tác tin tưởng, cùng hợp tác và phát triển hơn với công ty.

Sau hơn 3 năm kinh doanh với số vốn ban đầu 300 triệu đồng cùng nhân sự chỉ có 3 người, giờ đây công ty Hải đã phát triển lên 12 nhân viên với mức lương tối thiểu 4 triệu đồng một người, doanh thu năm nay ước đạt 5 tỷ đồng. Điều Hải thấy an tâm hơn cả là công ty đã tham gia vào được nhiều dự án quy mô như triển khai Cat Ba Water Sports cùng Little Cat Ba - dự án tour du lịch trải nghiệm kết hợp thể thao dưới nước tại đảo Cát Bà; tham gia tư vấn và cung cấp thiết bị giải trí dưới nước cho FLC Sầm Sơn, FLC Qui Nhơn, Intercontinental Đà Nẵng, Bãi biển Đại Dương của Sun Group tại Hạ Long và các công ty du thuyền tại khu vực Hạ Long, Cát Bà...

Chia sẻ về kinh nghiệm giúp một doanh nghiệp mới có thể trụ vững và trên đà phát triển, Hải cho rằng, điều đầu tiên là cần chọn cho mình một lĩnh vực thực sự đam mê và đầu tư đủ thời gian cũng như tâm huyết để nắm bắt thật tốt lĩnh vực mình chọn.

Song song đó, theo Hải cần phải có đội ngũ thực sự tâm huyết và đủ kỹ năng để giúp mình thành công, có đủ nguồn cung cấp tài chính để phục vụ công việc. Bất cứ nguồn nào có thể huy động, ngắn hạn hay dài hạn đều có ích rất lớn. Ngoài ra, hãy tạo cơ gội gặp gỡ và cộng tác với các đối tác chiến lược; có mối quan hệ mọi cấp độ đủ sâu và rộng để giúp mình bán hàng, quảng bá thương hiệu. Và điều quan trọng không thể bỏ qua đó là sự tư vấn, hỗ trợ của các bạn bè, đối tác đi trước, nhiều kinh nghiệm hơn là đòn bẩy vô giá cho các start-up.

Hải cho biết thêm, con đường tiến ra biển lớn với những sản phẩm tự sản xuất đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vẫn đang là khát vọng lớn mà cậu cùng các cộng sự ngày đêm ấp ủ. Hải tin rằng con đường ấy sẽ đến đích sớm nếu có niềm tin và mãi trung thành với sự chọn lựa của mình.

Hạnh Nguyễn (vnexpress.net)

26/9/16

Những cách kiếm tiền trong khi ngủ

Có rất nhiều cách kiếm tiền. Sau đây là một số cách kiếm tiền giúp bạn có được nguồn thu nhập thụ động (kiếm tiền cả trong khi ngủ):

1. Viết blog để kiếm tiền

Viết blog có lẽ một trong những cách dễ nhất để kiếm thu nhập bị động. Bạn chỉ mất vài phút để lập một trang blog, bạn có thể sử dụng các blog miễn phí như blogger.com hoặc wordpress.com. Sau đó, hãy bắt đầu sáng tạo những nội dung thú vị để thu hút độc giả. Ví dụ, nếu là một kế toán, bạn có thể chia sẻ một vài kiến thức giúp các doanh nghiệp nhỏ giải quyết vấn đề thuế.

Khi đã có một lượng theo dõi nhất định, bạn có thể kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau như:
- Google adsense: Đặt các quảng cáo của google lên blog của bạn và kiếm tiền trên mỗi click
- Affiliate Marketing: Đặt các quảng cáo của các nhà quảng cáo có affiliate (liên kết). Xem thêm: affiliate marketing
- Quảng cáo cho cá nhân hoặc doanh nghiệp: phần mềm kế toán hoặc lập hóa đơn.
Ví dụ: bạn có thể đặt các quảng cáo như blog dưới đây

Ngoài ra bạn cũng có thể QC cho sản phẩm của chính mình.

2. Bán sản phẩm thông tin

Nếu bạn hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, bạn có thể tạo ra những tác phẩm như eBook hay video về lĩnh vực đó và bán chúng. Việc này ban đầu sẽ hơi tốn thời gian và công sức, nhưng sau khi khâu chuẩn bị đã xong, bạn chỉ việc an nhàn hưởng thành quả.

3. Bán bản quyền

Nếu là một nghệ sĩ, diễn viên hay cây viết tài năng, bạn có thể kiếm tiền bản quyền từ tác phẩm của mình. Nói cách khác, người dùng sẽ phải trả phí nếu muốn sử dụng tác phẩm của bạn.

4. Bán website để kiếm tiền

Nếu bạn đã bỏ ra nhiều thời gian công sức để lập một website, và đang có lượt truy cập lớn, bạn có thể bán nó cho một bên khác.

5. Bán hàng trên mạng

Cũng giống như viết blog, có nhiều cách khác giúp bạn có được một nguồn thu nhập bị động từ Internet. Một trong những cách hiệu quả nhất là bán hàng. Bạn có thể bán trên Facebook, Amazon, eBay rất dễ dàng.

6. Chơi cổ phiếu


Khi đầu tư vào cổ phiếu bạn sẽ trở thành cổ đông và hưởng một phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây đã trở thành cách phổ biến để kiếm thu nhập bị động lâu dài. Với sự giúp đỡ của Internet, việc nghiên cứu và tự đầu tư càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

7. Cho vay

Những dịch vụ cho vay ngang hàng như LendingClub, Propser hay Harmoney sẽ kết nối bạn với những người có nhu cầu vay tiền nhưng lại không thể vay từ ngân hàng. Do được trực tiếp làm việc với người vay, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận một mức lãi suất cao hơn.

8. Cho thuê nhà đất

Bạn có thể cho người khác thuê nhà đất hoặc căn hộ, chung cư của mình khi đi vắng hoặc không ở đến. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là đăng quảng cáo và sẽ có thêm một khoản thu nhập hằng tháng.

Hà Tường (theo Entrepreneur)

19/9/16

Vì sao Big C chia tay Thế Giới Di Động

Việc 22 cửa hàng Thế Giới Di Động rời khỏi chuỗi siêu thị Big C sau một năm hợp tác được hai bên giải thích là do không đạt được thỏa thuận phù hợp.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (MWG) công bố rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C Việt Nam theo yêu cầu của Big C. Sự việc này khiến dự luận dấy lên nhiều nghi ngại cho rằng sau khi Big C về tay Central Group thì doanh nghiệp Việt bị “đuổi” ra khỏi cuộc chơi bán lẻ và thay thế vào đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Thái Lan.

Trao đổi với VnExpress, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông Thế Giới Di Động xác nhận công ty chính thức rút 22 cửa hàng tại Big C sau hơn một năm kinh doanh ở siêu thị này. Tuy nhiên, việc rút số cửa hàng này chỉ là một thỏa thuận kinh doanh bình thường.

“Tại các cửa hàng đặt trong Big C, phần lớn là hàng di động. Gần đây chúng tôi muốn chuyển hẳn sang mô hình điện máy ở hệ thống này và khi thỏa thuận, hai bên không thống nhất được với nhau nên việc rút khỏi hệ thống Big C là bình thường. Cả hai đều rất vui vẻ và chẳng bên nào ép bên nào”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này cũng cho biết, thực tế doanh số 22 cửa hàng trong hệ thống của Big C khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài của Thế Giới Di Động, nên không có tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu trong 8 tháng của công ty.



Về phía Big C, đại diện đơn vị này cũng cho biết, thực tế mô hình “shop in shop” được hình thành dưới thời chủ sở hữu là Casino Group. Khi Big C chuyển sang cho Central Group quản lý thì đơn vị này vẫn không bỏ mô hình này. Tuy nhiên, khi cả Thế Giới Di Động và Big C đều có sự thay đổi thì hai bên đã cùng nhau thỏa thuận nhưng chưa đạt được lợi ích chung, vì vậy đã "chấm dứt hợp đồng trong vui vẻ".

Bên cạnh vụ việc cửa hàng của Thế Giới Di Động rời khỏi Big C thì dư luận thời gian qua cũng dấy lên thông tin cho rằng, từ sau khi về tay Central, Big C đang ép doanh nghiệp Việt. Giải đáp thắc mắc này, đại diện Big C cho biết, thực tế, chủ sở hữu Thái Lan đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điển hình là nếu trước đây, một số nhóm ngành như thực phẩm, đồ tươi sống, gia dụng vào siêu thị sẽ phải chịu chi phí quản lý, bán hàng, tạo code. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bán thực phẩm tươi sống đã không phải chi trả những chi phí này.

Riêng sự việc các doanh nghiệp thủy sản trong Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) hơn một năm qua cho rằng bị siêu thị đòi chiết khấu cao, theo Big C, sau khi đại gia Thái Lan quản lý, cả hai bên đã ngồi lại với nhau, lý giải để đi đến thỏa thuận cuối cùng, đồng thời, đưa ra mức chiết khấu phù hợp để hai bên cùng có lợi. Toàn bộ các doanh nghiệp cung cấp hàng trước đó đã đồng ý và tiếp tục cung cấp hàng cho Big C. Ngoài ra, mới đây siêu thị còn có thêm vài doanh nghiệp thủy sản tham gia cung cấp sản phẩm.

Nhìn nhận về sự việc trên, một chuyên gia bán lẻ ở TP HCM cho rằng, việc các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với nhau khi không đạt được thỏa thuận là chuyện bình thường.

“Khi lợi nhuận không đạt được ở mức phù hợp thì hai bên sẽ tự tách nhau ra. Trong khi đó, việc Big C kết thúc hợp đồng với Thế Giới Di Động cũng là điều hợp lý khi mà chủ sở hữu đơn vị này đang nắm trong tay hệ thống điện máy lớn ở Việt Nam là Nguyễn Kim. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cũng cần tạo cho mình một lợi thế riêng để khi gặp sự cố tránh hụt hơi”, chuyên gia này phân tích.

Riêng với vấn đề chiết khấu, theo vị này, hiện nay không chỉ Big C đưa ra mức chiết khấu cao mà nhiều siêu thị nội, ngoại khác cũng đang áp chiết khấu lớn, đa phần dao động 2 đến 20%, tùy ngành hàng. Để tồn tại, ngoài thỏa thuận hợp lý, doanh nghiệp cũng cần xem lại hoạt động sản xuất, tiết giảm chi phí để có thể cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Khi cạnh tranh tốt, sản phẩm chất lượng thì các đại diện siêu thị sẽ tự động tìm đến.

Là một doanh nghiệp có số lượng hàng bán lớn trong các hệ thống siêu thị, cổ đông Vinamilk từng lo ngại về chiết khấu, cũng như sợ bị Big C "đuổi" ra khỏi hệ thống sau khi Central Group sở hữu. Tuy nhiên, trả lời tại đại hội cổ đông hồi tháng 5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho rằng, thực tế Vinamilk không có bất cứ vướng mắc gì với siêu thị và hai bên làm việc rất vui vẻ.

"Chúng ta cung cấp sản phẩm tốt được người tiêu dùng tin tưởng, mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên thì chẳng dại gì hệ thống siêu thị bỏ chúng ta. Hiện nay, Vinamilk vẫn đang có mức chiết khấu và được chăm sóc tốt tại hệ thống siêu thị", bà Liên nói.

Hồng Châu

12/9/16

'Anh em nhà Samsung' cùng Satra kinh doanh thực phẩm

Không chỉ cùng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đồ uống, hai bên còn phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng súc sản, thủy hải sản.


Tập đoàn CJ (tiền thân là nhánh kinh doanh thực phẩm của Tập đoàn Samsung) vừa công bố mở rộng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam cùng với Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Hai bên cũng đã ký thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm hữu nghị của Đoàn đại biểu TP HCM tại Hàn Quốc hôm thứ Sáu tuần trước.

Theo đó, CJ CheilJedang - công ty con chuyên về thực phẩm của Tập đoàn CJ, sẽ hợp tác với Satra phát triển các sản phẩm thực phẩm mới dựa trên những sản phẩm có sẵn của cả 2 bên. Hai bên cũng sẽ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất theo mô hình gia công cho các sản phẩm đồ uống của CJ CheilJedang tại Việt Nam.

Ngược lại, phía Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cấp trang thiết bị trong hệ thống bán lẻ, cũng như đẩy mạnh hoạt động marketing thông qua các lớp đào tạo kỹ năng, các chương trình khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm mới. Ngoài ra, CJ CheilJedang sẽ thiết lập khu vực bán hàng trong hệ thống bán lẻ siêu thị của Satra, nhằm giới thiệu thử nghiệm các sản phẩm nhập khẩu đặc trưng từ Hàn Quốc và đa dạng hóa các sản phẩm Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam.

Cùng ngày, CJ Freshway - công ty con chuyên về phân phối thực phẩm và dịch vụ thực phẩm thuộc Tập đoàn CJ cũng chính thức trở thành nhà cung ứng độc quyền của Satra cho các sản phẩm trái cây đặc trưng của Hàn Quốc.

Hai bên cũng sẽ phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm súc sản và thủy hải sản chất lượng cao và giá cả cạnh tranh; đồng thời phát triển chuỗi giá trị từ nguyên liệu đến gia công nhằm thay thế cho nguồn hàng từ Trung Quốc.

Ngoài việc hợp tác về kinh doanh thực phẩm, CJ hiện cũng đang nắm hơn 4% cổ phần Công ty TNHH một thành viên Kỹ nghệ súc sản (Vissan) - công ty thành viên của Satra.

Satra được thành lập năm 1995 do TP HCM quản lý, hiện có 70 doanh nghiệp gồm các công ty con và công ty liên kết. Ngoài ra, đơn vị này còn sở hữu khoảng 90 cửa hàng trên cả nước, bao gồm các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Tập đoàn CJ đầu tư vào Việt Nam năm 1998 với nhiều lĩnh vực đa dạng như nông thủy sản, bánh ngọt, kênh truyền hình mua sắm (Home Shopping), giải trí và truyền thông, logistics, thức ăn gia súc, thực phẩm, sản xuất phim điện ảnh, phim truyền hình, trồng trọt.

Trong năm 2016, tập đoàn sẽ chi thêm 500 triệu USD để đầu tư vào M&A và các dự án mới trong các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ sinh học, bán lẻ và giải trí. Riêng với M&A, công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm. Nửa đầu năm nay, tập đoàn quyết định chi 2,1 triệu USD cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) kết hợp với nông dân tại Ninh Thuận trồng 10ha ớt.

Thi Hà

5/9/16

Vì sao người thành công thích thức dậy lúc 4h sáng

CEO Apple - Tim Cook thường dậy lúc 3h45, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng.

Hầu hết những người thức dậy lúc 4h sáng là do tính chất công việc, như nông dân, tiếp viên hàng không, đưa thư hay nhân viên giao dịch tiền tệ. Nhưng một số làm vậy lại do chính mong muốn của họ.

Russ Perry năm nay 33 tuổi, sống tại Scottsdale (Arizona, Mỹ) và là nhà sáng lập công ty thiết kế đồ họa Design Pickle. Anh cho biết khoảng thời gian từ 4h đến 6h sáng là thời điểm làm việc có kế hoạch và tổ chức nhất trong ngày.

Mỗi khi cả gia đình chào đón thêm thành viên mới, vợ chồng anh lại phải dậy sớm hơn một chút. Cho đến khi đứa con gái thứ ba ra đời thì đồng hồ báo thức nhà anh được đẩy lên 4h sáng.

Mỗi sáng sau khi thức dậy và cầu nguyện, Perry bắt đầu xử lý email, xem xét các vấn đề tài chính của công ty rồi tới phòng tập thể hình. Anh về nhà lúc 6h30 và dùng bữa sáng.

Dù theo các chuyên gia, trả lời email vào sáng sớm sẽ khiến bạn căng thẳng, Perry lại thấy việc này giúp anh bớt lo lắng và có cảm giác đi trước người khác một bước. Hệ quả của nó là đến khoảng 10h tối thì Perry đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng anh vẫn không có ý định từ bỏ thói quen này.


Nhiều người thành đạt cũng có thói quen dậy sớm. Tim Cook - CEO Apple, thức dậy lúc 3h45 sáng, luôn là người đến văn phòng đầu tiên và ra về cuối cùng. Sallie Krawcheck - CEO của Ellevest thì cho biết 4h sáng là khi bà làm việc hiệu quả nhất.

Nhiều người chọn làm việc vào sáng sớm để tránh bị xao lãng bởi công nghệ và mạng xã hội. Một số làm việc tại nhà trước vì muốn giải quyết cho xong công việc phòng trường hợp đột nhiên nhận được đơn hàng mới. Số khác lại mong muốn tận dụng được sự yên tĩnh của buổi sáng sớm.

"Khi có được không gian yên tĩnh, bạn sẽ không bị phân tâm bởi những người khác, từ đó làm việc hiệu quả và năng suất hơn", nhà tâm lý học Josh Davis - Giám đốc nghiên cứu tại viện NeuroLeadership cho biết.

Người ta thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây phân tâm ở văn phòng như tiếng ồn xung quanh, thông báo email mới, điện thoại, Facebook… "Làm việc lúc 4h sáng sẽ giải thoát bạn khỏi những phiền phức này", Davis nhận định.

Peter Shankman, một doanh nhân kiêm diễn giả 44 tuổi tại New York, thường ra ngoài chạy bộ vào 4h sáng. Đường phố khi ấy vắng tanh, cho phép ông vừa chạy vừa suy nghĩ về các ý tưởng trong đầu mà không lo va phải ai. Tới 7h sáng, ông trở về nhà, mở máy tính trả lời email, làm việc hoặc viết lách.

Để có thể dậy sớm, ông phải đi ngủ vào lúc 8h30 tối. "Khi ấy tôi đã kiệt sức, nhưng có cái tốt tôi sẽ không có thời gian làm những việc ngớ ngẩn như ăn vặt buổi tối nữa".

Karen Schwalbe-Jones - quản lý phòng tập thể hình Harmony Studios tại West Hollywood, đã có thói quen thức dậy lúc 4h sáng được 13 năm nay, từ khi con trai bà ra đời. Người phụ nữ 48 tuổi này muốn dành khoảng thời gian sáng sớm để tập luyện trước khi bắt tay vào công việc.

Schwalbe-Jones thừa nhận bà cũng phải đánh đổi nhiều thứ. "Lối sinh hoạt này khiến tôi ít khi có thể gặp gỡ bạn bè. Hiện tại thì đó là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình tôi, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó có thể ra ngoài ăn tối thoải mái mà không lo về muộn".

Hà Tường (theo WSJ)

29/8/16

Nữ doanh nhân 8x xinh đẹp thành đạt với thương hiệu Spa uy tín

Xinh đẹp, cá tính và sở hữu thương hiệu spa có tiếng, người phụ nữ 8x Nguyễn Ngọc Châm được biết đến như một trong những nữ doanh nhân thành đạt ở Hà Nội.
Người phụ nữ 8x được biết đến như một trong những nữ doanh nhân thành đạt Hà Nội.
Là gương mặt nổi bật trong cộng đồng khởi nghiệp 8x, Nguyễn Ngọc Châm sở hữu gương mặt xinh xắn, tính tình thân thiện và luôn chịu khó tìm tòi học hỏi. Dù còn trẻ nhưng Ngọc Châm đã sớm khẳng định thương hiệu cá nhân trên thương trường.
“Bà chủ” trẻ từng trải qua nhiều thăng trầm để bước những bước đi khá vững với ý tưởng kinh doanh này. “Mẹ muốn mình làm ngân hàng để công việc ổn định, nhưng mình muốn làm một cái gì đó của riêng mình” - Ngọc Châm chia sẻ.
Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp và tìm được việc làm sau khi ra trường, song người phụ nữ trẻ vẫn nung nấu ý định khởi nghiệp riêng.
Ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, Châm đã liều lĩnh dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh bằng số vốn mình tự tích góp được. Sở thích làm đẹp và niềm đam mê kinh doanh khiến Châm có động lực bắt tay xây dựng công ty Spa riêng cho chính mình.
Tuy nhiên, những ngày đầu bước vào kinh doanh, bà chủ 8x này gặp phải khá nhiều khó khăn, Châm tâm sự: “Lúc đầu, mở công ty còn ít nhân viên, nhiều khi khách đến phải tự chính tay Châm phục vụ.
Hơn nữa công ty vừa mới thành lập, còn chưa nhiều người biết đến. Chủ yếu toàn là khách đã biết mình từ trước rồi giới thiệu bạn bè đến làm dịch vụ.
Khoảng thời gian đó, mình bắt gặp không ít ánh mắt coi thường của nhiều vị khách đến làm đẹp cho là thiếu chuyên nghiệp. Nhưng có lẽ đam mê lớn quá, và quyết tâm muốn tự lập, tự chủ về chi tiêu của mình rất nghiêm khắc nên mình đã tiết kiệm tiền sinh hoạt, được người thân giúp đỡ số vốn nhỏ để đầu tư vào kinh doanh.”
Vượt qua nhiều thử thách và khó khăn, Ngọc Châm mang về nhiều giải thưởng cho mình.
Những vất vả ngày đầu không làm chùn chân “bà chủ” trẻ, Nguyễn Ngọc Châm đã đưa Spa phát triển theo hướng phục vụ mọi đối tượng có thu nhập thấp như sinh viên, nhân viên văn phòng, bà nội trợ... nhờ tìm đúng hướng đi, cơ sở làm đẹp đầu tiên của Châm tên Charm spa Baeuty & Clinic nhanh chóng thu được lợi nhuận, lời lãi bao nhiêu Châm lại dồn hết mở rộng máy móc, cơ sở vật chất, quyết tâm mở rộng quy mô spa.
Và chưa tròn 1 năm, Charm spa Baeuty & Clinic của Ngọc Châm đã nhanh chóng trở thành một trong những Spa uy tín nhất Việt Nam. Đúng là nghề chọn người, khách hàng đến với Châm ngày càng đông. Điều đó càng tiếp thêm sức mạnh và ý chí quyết tâm cho chị làm việc.
Nữ doanh nhân tâm sự: “Ngày đó, với áp lực thời gian giữa lịch ở trường và spa, có thời điểm mình chỉ ngủ 3-4 tiếng một ngày. Nhưng rồi mình đã tự lên một thời gian biểu sít sao, sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên và quản lý thời gian để đảm bảo sức khỏe mà vẫn “sống hết mình” trong học tập, làm việc và cuộc sống cá nhân.”
Chia sẻ về dự định trong tương lai, cô cho biết: “Giờ tôi đang thực hiện kế hoạch phát triển spa thành Viện thẩm mỹ. Nhưng kế hoạch của tôi sẽ không dừng lại ở đây, dự định trong tương lai tôi sẽ đưa Charm spa trở thành 1 trong những thương hiệu lớn trong cả nước”.
Người phụ nữ 8x cũng cho rằng: “Thành công của bản thân ngày hôm nay xuất phát từ quyết tâm, nỗ lực của bản thân cùng với sự ủng hộ của gia đình. Nhiều bạn trẻ thường dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn ban đầu, nhưng nếu dám nghĩ dám làm, vượt qua mọi thử thách để theo đuổi đam mê thì sẽ khởi nghiệp thành công”.
Theo Hòa Lộc

Doanh Nghiệp

8/8/16

Mỹ chuộng nghêu, sò Việt Nam hơn hàng Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh của Việt Nam sang Mỹ tăng 78,3% so với cùng kỳ 2015.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 40,86 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2015. EU, Mỹ, Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu chính sản phẩm này, chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 3 thị trường chính trên thì tại Mỹ các sản phẩm như nghêu, sò,... của Việt Nam đang được ưa chuộng hơn so với các sản phẩm của Trung Quốc, Chile...

Cụ thể, nửa đầu năm, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh sang Mỹ đạt 4,67 triệu USD, tăng 78,3% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng mạnh trong nhiều tháng, Mỹ đã soán vị trí thứ 2 về nhập khẩu hàng hóa này của Nhật Bản và thời gian tới có xu hướng gia tăng nhập mặt hàng nghêu từ Việt Nam, trong khi lại giảm nhập sản phẩm này từ các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Chile... 

Khác với xu hướng đi lên trên, tại châu Âu, Nhật Bản, Asean tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm này có chiều hướng giảm quanh mức 4-12% so với cùng kỳ 2015.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu nhuyễn thế hai mảnh sang châu Âu đạt 26,06 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ 2015. Còn thị trường Nhật Bản xuất khẩu chỉ đạt 4,22 triệu USD, giảm 12,4%. Hiện nay, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và chiếm tỷ trọng 43-65% tổng giá trị nhập.

Riêng thị trường Asean, trong nửa đầu năm Việt Nam chỉ xuất được 1,79 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2015. Theo một số doanh nghiệp, nguyên nhân xuất khẩu sụt giảm là do nguồn cung nguyên liệu trong nước không nhiều nên các doanh nghiệp chú trọng đưa hàng xuất sang các thị trường có giá tốt hơn.
Hồng Châu

25/7/16

Chủ dự án căn hộ chào mời khách đến sống thử vài đêm

Cho khách hàng đến ở thử tại chính dự án, hoặc thuê một căn hộ tương tự để khách trải nghiệm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm thu hút người mua nhà. 

Trước đây, chính sách “ở thử” chủ yếu được chủ đầu tư áp dụng đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Theo đó, những khách hàng có nhu cầu mua căn hộ, biệt thự ở các dự án nghỉ dưỡng thường được mời đến trải nghiệm cuộc sống và dịch vụ trước khi ra quyết định mua. Thậm chí nhiều đơn vị còn tài trợ cả vé máy bay để đưa khách đến dự án. Tuy nhiên, gần đây, để thu hút khách hàng, nhiều chủ đầu tư dự án căn hộ cũng áp dụng hình thức này.

Chủ đầu tư dự án Mulberry Lane, Hà Đông, Hà Nội vừa áp dụng chính sách cho khách hàng được sống thử 3 ngày 2 đêm tại căn hộ trước khi quyết định đặt mua chung cư. Trước đó, chủ đầu tư dự án căn hộ tại Azuza Đà Nẵng cũng cho khách hàng được vài ngày trải nghiệm sống trong căn hộ tương tự tại toà nhà. Hiện dự án đã hoàn thiện nên điều này cũng đồng nghĩa người mua nhà được sống trong căn hộ của mình trước khi lựa chọn mua. 
Nhiều chủ đầu tư gần đây đua nhau tung ra chính sách mời khách hàng đến ở thử tại dự án
Từ đầu năm đến nay, chính sách này cũng được nhiều chủ đầu tư ở thị trường phía Nam áp dụng. Tuy không được đến ở ngay chính dự án mình mua, song khách hàng mua căn hộ The Sun Avenue cũng được chủ đầu tư tung ra chính sách ở thử tại một nơi tương đồng. 

Những khách hàng đặt mua tại dự án Dragon Hill 2 trước ngày 30/9 cũng được đến sống tại khu căn hộ thuộc giai đoạn một của dự án cho tới khi bàn giao nhà (tức tới đầu năm 2018). Căn hộ khách được ở thử, chủ đầu tư đã trang bị đầy đủ nội thất.

Điều đáng nói là chủ đầu tư dự án này còn cho biết khách mua căn hộ tại đây chỉ cần nộp 20% tổng giá trị, đồng thời, từ nay cho tới khi nhận nhà, mỗi tháng người mua chỉ phải trả 1%. Phần còn lại đến khi bàn giao, tức gần 2 năm nữa mới cần thanh toán, và ngay từ giờ khách hàng đã có thể được đến ở thử. 

Ông Trần Đức Diễn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sàn bất động sản Maxland cho rằng, thay vì bán nhà trên giấy, giờ các chủ đầu tư đã có những chính sách thiết thực, tăng trải nghiệm với người mua như xây nhà mẫu, thậm chí cho khách đến ở thử. 

“Chính sách này đánh vào tâm lý lo ngại về chất lượng công trình của đa số khách hàng. Khi được trải nghiệm, sống thử thì họ sớm đi tới quyết định hơn. Các dự án cho sống thử đến cả năm ở một dự án tương đồng lại càng hấp dẫn với những khách hàng có nhu cầu cấp thiết về nơi ở", ông Diễn cho hay. 

Lãnh đạo Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long cho biết, việc để khách hàng sống thử tại các căn hộ sẽ khiến người mua tin tưởng hơn chất lượng cũng như các tiện ích, hạ tầng tại dự án. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua căn hộ. 

Tuy nhiên, ông Diễn cũng cho biết, để theo đuổi chính sách ở thử, chủ đầu tư cũng như đơn vị phân phối chịu khá tốn kém. "Thực tế, để có căn hộ cho khách hàng ở thử, chủ đầu tư phải có sẵn căn hộ cho người mua đến ở, đầu tư nội thất khá tốn kém”, ông cho hay. 

Bên cạnh chính sách ở thử, trên thị trường, nhiều chủ đầu tư cũng áp dụng các chính sách khuyến mại khá sốc. Trong đợt mở bán nhà phố thương mại Vinhomes Dragon Bay (Hạ Long), chủ đầu tư dự án này bên cạnh những chính sách hỗ trợ tài chính còn áp dụng chương trình khách mua đầu tư tặng 24 tháng tiền thuê mặt bằng (từ 30-80 triệu đồng mỗi tháng). Như vậy, trong 2 năm, khách hàng sẽ được nhận về hàng tỷ đồng.

Gần đây, các chủ đầu tư cũng chạy đua để đưa ra mức chiết khấu “khủng”, cao gấp 2-3 lần so với thời gian trước, dao động từ 8 đến 10% như tại Hà Nội có Hanoi Landmark (Hà Đông), Mon City (Nam Từ Liêm)… Hay tại TP HCM là dự án Golden Mansion (quận 8), Dragon Hill 2 (quận 7) ....

Ông Diễn cho biết, các chủ đầu tư cũng như đơn vị phân phối đều khá đau đầu để đưa ra những chính sách bán hàng, vừa có thể kích cầu thị trường, vừa có tính quảng bá cho dự án. 

"Chính sách bán hàng cũng là một trong những cuộc rượt đuổi của các chủ đầu tư và đơn vị phân phối, vì nếu dự án nào chính sách cũng giống nhau thì không còn hấp dẫn nữa. Chính sách càng "độc", thiết thực với người mua thì doanh số chắc chắn được cải thiện", ông Diễn cho hay.

Ngọc Tuyên (vnexpress.net)

18/7/16

Mất quyền kiểm soát cà phê hoà tan Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn gì

"Vua cà phê" Việt vẫn nắm quyền điều hành và kiểm soát phần lớn các doanh nghiệp trong hệ thống Trung Nguyên.

Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương vừa quyết định hủy bỏ quyền đại diện theo pháp luật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) tại Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên - đơn vị đang sở hữu thương hiệu cà phê hoà tan G7 và trao lại cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông Vũ. Trên thực tế, ông Vũ vẫn là đại diện pháp lý, nắm quyền điều hành tại Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng - nơi nắm cổ phần chi phối ở hầu hết công ty thành viên trong hệ thống. Tập đoàn còn sở hữu nhiều mảng kinh doanh khác như bán lẻ, kinh doanh nhượng quyền.

Cụ thể, Trung Nguyên có Nhà máy cà phê Buôn Ma Thuột chuyên về chế biến hạt cà phê, cà phê rang xay vốn điều lệ 500 tỷ đồng và Nhà máy cà phê Sài Gòn tại Mỹ Phước (Bình Dương).

Ông Vũ nắm quyền điều hành tại Công ty Trung Nguyên Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Theo báo cáo của Nikkei, tính đến đầu năm 2015, Trung Nguyên có tới 2.500 điểm bán - số lượng lớn nhất trong các chuỗi nhà hàng - cà phê Đông Nam Á. Trung Nguyên cho phép các điểm bán này treo biển Trung Nguyên miễn phí. Thực tế, công ty chỉ có 57 quán cà phê nhượng quyền tại Việt Nam và một ở Singapore.

Trung Nguyên còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực du lịch khi thành lập Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê với vốn điều lệ 98 tỷ đồng (tập đoàn nắm 70%, ông Vũ và bà Thảo mỗi người 15%). Đại diện công ty ban đầu thuộc bà Thảo, nhưng mới đây ông Vũ đã chuyển quyền quản lý sang tên mình. Đây là công ty chuyên hoạt động du lịch với các thương hiệu như: làng cà phê Trung Nguyên, resort coffee tour Trung Nguyên, khu du lịch Gia Long,…

Ở lĩnh vực bán lẻ, Trung Nguyên có Công ty Thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu - sở hữu chuỗi bán hàng G7 - ministop và Công ty Thương mại và dịch vụ G7.

Đặc biệt, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là đại diện pháp luật và nắm quyền kiểm soát ở Công ty Đầu tư Trung Nguyên có vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, đầu tư vào các công ty thành viên của tập đoàn.

Vụ việc tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp này kéo dài từ cuối năm ngoái khi Trung Nguyên thông báo việc tạm dừng cung cấp cà phê hòa tan với lý do bảo trì máy móc. Cuộc chiến pháp lý giữa bà Thảo và ông Vũ hết sức gay gắt. Phía bà Thảo đã phát đi thông điệp chính mình mới là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Trung Nguyên International Singapore, Tổng giám đốc Cà phê hoà tan Trung Nguyên, đồng thời là đồng sáng lập và đồng sở hữu của Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Theo đó, bà Diệp Thảo là người đưa cà phê Trung Nguyên, thương hiệu G7 ra quốc tế.

Đây đều là các công ty đóng góp lớn vào doanh thu toàn tập đoàn, vì vậy việc mất kiểm soát sẽ tác động không nhỏ đến chiến lược phát triển sau này. Công ty cà phê hoà tan Trung Nguyên được thành lập năm 2003, sở hữu thương hiệu G7, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó tập đoàn mẹ nắm 85%, ông Vũ 10% và bà Thảo 5%. Công ty có 2 nhà máy sản xuất cà phê tại Dĩ An (Bình Dương) và Bắc Giang.

Theo số liệu của Euromonitor, năm 2015, G7 đã lọt vào top 3 thương hiệu cà phê hoà tan lớn nhất Việt Nam cùng với Nescafé và Vinacafé. Doanh thu trong nước của G7 năm 2015 đạt 245 tỷ đồng, năm 2014 đạt khoảng 270 tỷ. Tuy vậy, đây chỉ là thị phần trong nước, thực tế G7 được xuất khẩu đi khắp thế giới, đặc biệt là Trung Quốc với doanh số lên tới nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty Trung Nguyên International Singapore được thành lập năm 2008 với mục tiêu chinh phục thị trường thế giới. Công ty phụ trách xuất khẩu cà phê tại thị trường ASEAN và toàn cầu. Đến nay thương hiệu Trung Nguyên đã xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới như Mỹ, Canada, châu Âu, ASEAN…

Doanh thu và lợi nhuận của Trung Nguyên luôn là một ẩn số. Trong một lần xuất hiện trên Cổng thông tin điện từ Chính phủ, ông Vũ cho biết, doanh thu năm 2012 của công ty đạt trên 200 triệu USD và sẽ tăng gấp đôi một năm sau đó do nhu cầu cà phê đóng gói ở ASEAN, Trung Quốc tăng mạnh. Trung Nguyên cũng đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2016. Năm 2014, riêng công ty mẹ đã có doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 1.300 tỷ. Công ty có nguồn thu rất lớn từ xuất khẩu các loại cà phê hoà tan, cà phê rang xay, cà phê chồn ra thế giới.

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971, trong một gia đình nông dân nghèo ở Nha Trang (Khánh Hoà). Ông khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Từ một vài cửa hàng nhỏ bán cà phê năm 1996 tại Buôn Ma Thuột, với số vốn bỏ ra chỉ bằng chiếc xe đạp, đến nay Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu toàn cầu. 

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã lọt vào bảng xếp hạng triệu phú do tạp chíForbes bình chọn vào năm 2014 với tổng tài sản hơn 100 triệu USD. Ngoài kinh doanh, ông Vũ còn tham gia viết sách.
Bạch Dương (vnexpress.net)

11/7/16

Những 'tay chơi' mới trên thị trường bất động sản Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp nổi danh trong lĩnh vực xi măng, thép, cầu đường, nông nghiệp đã đưa bất động sản trở thành hướng kinh doanh chiến lược.

Là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, vận tải, bảo hiểm, chứng khoán... song gần đây, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaiGroup đã đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản khi chi hàng nghìn tỷ đồng mua nhiều khu đất vàng ở Hà Nội.

Thương vụ lớn được nhắc đến gần đây nhất là việc mua lại khách sạn Kim Liên với diện tích khoảng 3,5ha. Đại gia này cũng mới ký biên bản hợp tác với Tập đoàn khách sạn Hyatt đầu tư dự án khách sạn 5 sao với giá trị đầu tư 165 triệu USD tại một địa điểm tại trung tâm Thủ đô. Ngoài ra, ThaiGroup cũng đầu tư khu nghỉ dưỡng hạng xa xỉ Enclave diện tích 350ha tại Phú Quốc, Kiên Giang. 

Trước đó, doanh nghiệp này từng tham gia đầu tư một số dự án bất động sản có quy mô nhỏ, chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hà Nam...
Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực xi măng, thép, cầu đường... công bố việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án bất động sản.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn (Hà Tĩnh) - doanh nghiệp chuyên về xây dựng dân dụng, kết cấu hạ tầng, cầu cảng cũng công bố chi hơn 400 tỷ đồng vào đầu năm nay để được Cao Su Sao Vàng lựa chọn là đối tác đầu tư cho dự án trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội)… Khu đất dự kiến được đơn vị này triển khai khu hỗn hợp, bao gồm trung tâm thương mại – dịch vụ, văn phòng – căn hộ cao cấp để bán và cho thuê.

Các đại gia phía Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với việc thành lập một công ty con chuyên đầu tư bất động sản với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cầu đường là Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (Mã CK: CII) cũng đã lấn sân sang lĩnh vực địa ốc. Đơn vị này cũng cho biết sẽ đầu tư vào 3 dự án lớn tại TP HCM. 

Một doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, sản xuất linh kiện điện tử như Đức Long Gia Lai, tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra cách đây 3 tháng cũng công bố chính thức bổ sung bất động sản vào chiến lược tái cấu trúc. Kế hoạch trong năm nay của công ty là khởi công xây dựng 3 dự án tại quận 7, quận 8 và quận Bình Tân với trên 2.500 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.

Tuy đã có những bước đi từ khá sớm từ vài năm trước, song Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco Group) cũng được coi là một trong những gương mặt mới mẻ trong lĩnh vực bất động sản. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Trường Hải vốn là một trong những đại gia nổi danh với ngành công nghiệp ôtô. Cách đây vài năm, đơn vị này quyết định rót hàng nghìn tỷ để đầu tư vào Khu đô thị Sala (Thủ Thiêm, TP HCM) thông qua việc thành lập Công ty cổ phần Đại Quang Minh. Hiện Đại Quang Minh đã trở thành nhà phát triển bất động sản dẫn đầu tại Thủ Thiêm với hàng loạt dự án nghìn tỷ.

Từng tham gia vào lĩnh vực bất động sản cách đây vài năm, song thời điểm thị trường khủng hoảng, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen tuyên bố rút lui khỏi thị trường để tập trung cho ngành thép. Tuy nhiên gần đây, tập đoàn này vừa khởi công dự án khách sạn lớn 4 sao tại thành phố Yên Bái với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. 

Hoa Sen đã thành lập 4 công ty con chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh dự án khách sạn, tại Yên Bái, tập đoàn còn tham vọng đầu tư một khu du lịch tâm linh, sinh thái quy mô tới 1.000ha, trong đó 400ha mặt nước ở đầm Vân Hội. Một loạt dự án, khách sạn nghỉ dưỡng lớn khác tại Bình Định như Khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh Suối nước nóng Hội Vân, Trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn và căn hộ cao cấp tại thành phố Quy Nhơn cũng nằm trong dự định của đại gia ngành thép. 

Ông Lê Phước Vũ chia sẻ từng có kinh nghiệm đầu tư vào bất động sản, nhưng lúc đó chưa phù hợp. “Bất động sản, du lịch là lĩnh vực mới, nhưng hoàn toàn tiềm năng và đặc biệt là nằm trong khả năng đầu tư của chúng tôi", ông Vũ khẳng định.
Ngọc Tuyên

27/6/16

Những thương hiệu Việt nào đang de doạ Starbucks

Một cuộc khảo sát cho thấy, Việt Nam là nước duy nhất mà Starbucks không phải chuỗi cửa hàng cà phê được ưa chuộng nhất do sự phổ biến của những thương hiệu trong nước như Trung Nguyên, Highlands.


Không lâu sau khi thâm nhập vào TP HCM, Starbucks đã gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp từ chuỗi cửa hiệu cà phê Phúc Long. Starbucks đặt một quán cà phê tại ngã tư Lý Tự Trọng, quận 1. Cách đó không xa là một cửa hàng của Phúc Long được bài trí hiện đại, với logo cũng mang hai màu xanh trắng nhưng lại với giá phải chăng hơn rất nhiều. Chuỗi cà phê Việt này đang ra sức thu hút khách hàng tiềm năng của Starbucks, mở thêm nhiều cửa hàng tại các trung tâm thương mại và khu vực văn phòng.

Tuy nhiên, thương hiệu Mỹ không hề tỏ ra lo lắng. “Dù thị trường đồ ăn - thức uống tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh, 20 cửa hàng Starbucks tại Hà Nội và TP HCM vẫn đang hoạt động tốt. Chúng tôi dự định đến cuối năm nay sẽ tăng số cửa hàng trên cả nước lên 30.” Alain Cany - chủ tịch Jardine Matheson - chủ sở hữu chuỗi nhượng quyền Starbucks tại Hong Kong nhận định.

Tuy vấp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ nội địa, Starbucks vẫn được xem là sự lựa chọn cho giới thượng lưu Việt Nam. TP HCM, dù không thiếu các thương hiệu nội địa với sản phẩm vô cùng đa dạng, vẫn là một thị trường rất tiềm năng và đầy cơ hội phát triển.

Một cuộc khảo sát thực hiện bởi FT Confidential Research với 1.000 khách hàng tại 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (trừ Singapore) trong năm 2015 cho thấy, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà Starbucks không phải là chuỗi cửa hàng cà phê được ưa chuộng nhất, do sự phổ biến của những thương hiệu trong nước như Trung Nguyên và Highlands. Sự nổi lên của các cửa hàng cà phê độc lập khắp Đông Nam Á đang trở thành mối thách thức lâu dài cho các thương hiệu quốc tế.

Jakarta, thủ đô Indonesia, có thể xem là một ví dụ điển hình, nơi mà lượng tiêu thụ cà phê tăng 5% mỗi năm. Dễ dàng bắt gặp biển hiệu cà phê trong nước nhan nhản khắp nơi và mô hình cà phê hữu cơ cũng đang phát triển mạnh mẽ. Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra ở Kuala Lumpur, Manila và Bangkok.

Nhờ đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi và mức tiêu thụ bình quân đầu người cao, Indonesia và Việt là hai thị trường có tiềm năng phát triển dài hạn lớn nhất cho các ngành công nghiệp tiêu dùng. Nhưng Philippines mới là nơi chứng kiến sự bùng nổ của nhóm hàng đồ ăn nhanh, một phần bởi sự thống trị của những chuỗi cửa hàng nội địa như Jollibee và Max’s Restaurant. Văn hóa đồ ăn nhanh nở rộ tại Philippines do tốc độ đô thị hóa chóng mặt, có nhiều nét tương đồng với văn hóa Mỹ và xu hướng nhân viên làm đêm.

Tuy nhiên, độ ưa chuộng đối với Jollibee hiện giảm nhẹ, theo khảo sát giai đoạn 2013-2015 của FT Confidential Research. Đây là dấu hiệu tích cực cho những thương hiệu quốc tế như McDonald’s, hiện đang có ý định nâng tổng số cửa hàng của mình tại quốc gia này lên 500.

Ngoài ra, Jollibee còn vấp phải sự cạnh tranh từ những tập đoàn thực phẩm trong nước như Bistro Group với hàng loạt nhà hàng bình dân khắp Manila, bao gồm cả chuỗi nhượng quyền từ các thương hiệu Mỹ như TGI Fridays, Texas Roadhouse và Denny’s. Tiếp đó là sự nổi lên của chuỗi nhà hàng Vikings Luxury Buffet, tràn ngập khắp các trung tâm thương mại. 7-Eleven cũng đang lấn sân sang lĩnh vực đồ ăn sẵn, nhắm tới đối tượng khách hàng làm đêm.

Để đáp trả, Jollibee đã tìm cách mở rộng thị trường, đặc biệt là hướng tới cộng đồng người Philippines tại nước ngoài. Công ty này chi 100 triệu USD để mua lại 40% cổ phần của thương hiệu Mỹ Smashburger và đang nắm vị thế đáng kể tại Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Hà Tường (Theo FT)

30/5/16

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'về quê' làm dự án biệt thự 300 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa đề xuất đầu tư dự án xây dựng tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Ngày 19/5/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ kèm theo của Công ty cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup - về việc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà. Tổng vốn đầu tư dự kiến xây dựng dự án này là 300 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn tự có của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Tập đoàn Vingroup cho biết, mục tiêu của dự án này là nhằm hình thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Vingroup, "dự án sẽ là một điểm nhấn mới trong quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế, xã hội và du lịch của huyện Lộc Hà. Dự án còn tạo ra lợi ích kinh tế xã hội to lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt là lao động địa phương".

Dự án được xây dựng trên quy mô 16ha đất, trong đó, diện tích đất xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng là 25.200 m2, diện tích đất xây dựng khu Clubhouse là 1.200 m2.

Vingroup cũng cho biết hiện khu vực đất xây dựng dự án đã được giải phóng mặt bằng. Theo kế hoạch sẽ giao đất, cho thuê đất vào tháng 6/2016. Dự kiến, tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng sẽ được triển khai xây dựng bắt đầu từ quý III năm 2016 và hoàn thành vào quý III/2017.

Để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị các Sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện thẩm định các nội dung của dự án liên quan đến lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa phương mình theo quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, ngày 23/5, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đề xuất của Công ty cổ phần Vinpearl về việc đầu tư Sân golf Vinpearl Hà Nội với quy mô nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 293,88 ha tại các phường Phúc Lợi, Giang Biên (Long Biên) và các xã Dương Hà, Phù Đổng (Gia Lâm).

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND thành phố hoàn thiện tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy; đồng thời, hoàn thiện báo cáo của UBND thành phố gửi Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án sân golf Vinpearl Hà Nội vào danh mục dự án các sân golf trên địa bàn thành phố đến năm 2020…

27/3/16

Làm gì để có một nền nông nghiệp sạch?

TTO - Cần xác định một số quan điểm tái cấu trúc nông nghiệp trên địa bàn ĐBSCL. Chuyển dần một tỉ lệ hợp lý diện tích sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp sang các loại lúa gạo chất lượng cao?

Anh Hưng đang đóng gói Gạo ngọc đỏ hương dứa cho HTX
Gạo ngọc đỏ hương dứa của HTX nông nghiệp Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sản xuất theo quy trình hữu cơ. Đây là gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao được xuất sang EU - Ảnh: Vân Trường

Trong tình hình biến đổi khí hậu, nước biển xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày càng khắc nghiệt, sản xuất lúa gạo phải nhanh chóng tái cấu trúc để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm sản xuất gạo sạch và hướng tới tương lai là gạo hữu cơ.

Mặt khác, sức ép của hội nhập kinh tế toàn cầu đã thấy trước (ASEAN, TPP, Cộng đồng Á Âu, EU...) nhưng chưa được chuyển động thực tế bằng những cơ chế chính sách đủ mạnh của cấp thẩm quyền, bằng sự chuẩn bị thực lực đúng tầm của đội ngũ doanh nghiệp, bằng chuyển biến tích cực của môi trường xã hội... Vì vậy cần xác định một số quan điểm tái cấu trúc nông nghiệp trên địa bàn ĐBSCL.

Hạn chế sử dụng phân bón hóa chất

Cho tới nay thị trường mà ngành nông nghiệp nước ta hướng tới là thị trường trung bình thấp, các nước đang và kém phát triển. Vì vậy, nền nông nghiệp được khuyến khích chạy theo sản lượng, phát triển theo chiều rộng.

Hậu quả là hằng năm chúng ta có quá nhiều lúa gạo phẩm chất thấp mà thiếu lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao cho thị trường trung bình khá và cao cấp đang phát triển cả trên thế giới và ở trong nước.

Do vậy, cần chuyển dần một tỉ lệ hợp lý diện tích sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp sang các loại lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao, từ đó gia tăng thu nhập cho nông dân.

Bên cạnh đó, nền nông nghiệp nước ta đã từ lâu quen sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi cũng dùng nhiều hóa chất nhưng rất tùy tiện nên đất đai bạc màu, bị nhiễm độc, môi trường bị ô nhiễm nặng và sức khỏe người dân bị ảnh hưởng không tốt.

Do đó, trước hết cần vận động nhân dân sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP để giảm dần, tiến tới hạn chế tối đa việc sản xuất bằng hóa chất và thay thế bằng phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh và phân bón hữu cơ.

Cần phải thấy rõ tác hại của hóa chất đối với sức khỏe cộng đồng và người nông dân chính là người bị nhiễm trước tiên tác hại đó (như khi phun xịt thuốc trừ sâu, diệt cỏ), đồng thời cũng là người tiêu dùng thực phẩm bị nhiễm hóa chất do mình nuôi trồng.
Trích: tuoitre.vn

21/3/16

Vinamilk vào top 300 công ty năng động nhất châu Á

Đây là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam nằm trong top 300 do Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản) vừa công bố.

Trong đợt bình chọn này, ngoài Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Việt Nam còn có sự góp mặt của 4 doanh nghiệp khác gồm Vietcombank, FPT, Petrovietnam GAS và Vingroup.

Theo Nikkei, tổng giá trị vốn hóa của 5 công ty Việt Nam trong top 300 năm nay là trên 21,2 tỷ USD (số liệu ngày 14/3), trong đó riêng Vinamilk gần 7,3 tỷ USD - là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Trước đó, năm 2015, tạp chí này cũng đã bình chọn Vinamilk trong top 100 doanh nghiệp giá trị nhất ASEAN và top 300 công ty năng động nhất châu Á.
Vốn hóa của riêng Vinamilk chiếm gần 30% vốn hóa của 5 doanh nghiệp lọt Asian 300 năm nay.
Top 300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 300) quy tụ những công ty có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh nhất của 11 quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia Malaysia, Philippines... Các doanh nghiệp được xếp hạng dựa trên quy mô vốn hóa, tiềm năng tăng trưởng và mức độ phát triển về mặt địa lý.

Vinamilk thành lập năm 1976 và bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM vào năm 2006. Được đánh giá là công ty đại chúng nhiều tiềm năng nên các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 49% cổ phần tại Vinamilk. Để thương hiệu Vinamilk phát triển như hiện nay, trong nhiều yếu tố, phải kể đến sự đóng góp của bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk. Bà đã được Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của châu Á năm qua.

Sau gần 4 thập kỷ, hiện Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam. Công ty có 25 đơn vị trực thuộc, 13 nhà máy sản xuất tại Việt Nam với gần 6.000 nhân viên trên toàn quốc.

Vừa qua, công ty đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, giúp sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tăng khả năng xuất khẩu. Các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở hơn 42 nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ...
polyad
​Hai siêu nhà máy mới sản xuất sữa nước và sữa bột ở Bình Dương có tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng góp phần giúp Vinamilk xuất khẩu sản phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Năm 2015, doanh thu của công ty đạt hơn 40.222 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước 3.922 tỷ đồng. Trong năm, Vinamilk sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.
Thanh Thư (vnexpress.net)