TT - Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý rác thải nilông đầu tiên của Việt Nam ở bãi rác Khánh Sơn. Nhà máy này sẽ sản xuất dầu đốt công nghiệp và vật liệu xây dựng có ích cho xã hội.
Công trình này được Tổ chức kỷ lục VIỆT NAM chọn là 1 trong 7 kỷ lục về môi trường.
Công nghệ Việt Nam
TS Mai Ngọc Tâm - phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam - đánh giá: “Nhà máy có tác dụng xử lý, tận thu nguồn rác thải nilông lại vừa tạo ra nguồn năng lượng tái tạo là dầu đốt phục vụ trong công nghiệp cũng như sinh hoạt”.
Kỹ sư Trịnh Hoàng Linh (cộng sự của công trình này) cho biết về ý tưởng: “Mục đích của đề tài không phải ở lợi nhuận mà chúng tôi muốn cộng tác với tất cả bãi rác ở các địa phương trong cả nước để xử lý dứt điểm tác hại nguy hiểm của nilông đối với chúng ta và thế hệ con cháu sau này. Chúng tôi tập trung nghiên cứu về quy trình ngược sản xuất nilông từ nhựa sau công đoạn dầu mỏ”.
Quy trình công nghệ như sau: rác thải nilông được đưa vào máy để tách đất, đá sau đó đưa vào máy băm, xé, sấy tách ẩm. Tiếp theo nilông được hóa dẻo và đưa vào thiết bị phản ứng với chất xúc tác rồi đưa đến tháp chưng cất phân đoạn để cho ra sản phẩm dầu PO và xăng nặng. Quy trình tương tự này được áp dụng cho rác thải cao su để sản xuất dầu RO.
Các thiết bị máy móc của dây chuyền đa số đều của Việt Nam, chỉ một số ít linh kiện là phải nhập khẩu.
Lợi ích từ rác thải nguy hại
TS Tâm cho biết sản phẩm dầu đốt có nhiệt trị cao từ 10.000 -11.000 Kcal/kg sẽ là nguồn nhiên liệu tốt có thể thay thế một phần hoặc 100% cho các lò đốt đang sử dụng dầu DO và FO hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng giám đốc Công ty CP Môi trường Việt Nam - cho biết thêm dự án xử lý chất thải rắn nilông ra thành phẩm dầu PO-RO tại bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) được thiết kế với công suất mỗi ngày tiếp nhận khoảng 300 tấn rác hữu cơ, sau đó sẽ sản xuất 5-10 tấn dầu đốt công nghiệp, 60 tấn than và sản xuất khí gas đốt.
Công nghệ xử lý rác thải rắn này không chỉ biến rác thải nilông thành dầu đốt mà còn sàng lọc các loại phế thải sành sứ, xây dựng, xà bần để sản xuất gạch block phục vụ ngành xây dựng. Các loại hỗn hợp thực vật như rau củ, quả, cành lá cây... được băng chuyền chuyển đến phân xưởng sản xuất viên đốt công nghiệp, khí gas. Rác hữu cơ là chất mùn thì được dùng sản xuất phân sinh học, chất rắn sẽ sử dụng sản xuất than.
Toàn bộ quy trình của dây chuyền này hoàn toàn khép kín không thải khói, tro được sử dụng để làm vật liệu xây dựng nên không ảnh hưởng tới môi trường.
Công nghệ Việt Nam
TS Mai Ngọc Tâm - phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam - đánh giá: “Nhà máy có tác dụng xử lý, tận thu nguồn rác thải nilông lại vừa tạo ra nguồn năng lượng tái tạo là dầu đốt phục vụ trong công nghiệp cũng như sinh hoạt”.
Kỹ sư Trịnh Hoàng Linh (cộng sự của công trình này) cho biết về ý tưởng: “Mục đích của đề tài không phải ở lợi nhuận mà chúng tôi muốn cộng tác với tất cả bãi rác ở các địa phương trong cả nước để xử lý dứt điểm tác hại nguy hiểm của nilông đối với chúng ta và thế hệ con cháu sau này. Chúng tôi tập trung nghiên cứu về quy trình ngược sản xuất nilông từ nhựa sau công đoạn dầu mỏ”.
Quy trình công nghệ như sau: rác thải nilông được đưa vào máy để tách đất, đá sau đó đưa vào máy băm, xé, sấy tách ẩm. Tiếp theo nilông được hóa dẻo và đưa vào thiết bị phản ứng với chất xúc tác rồi đưa đến tháp chưng cất phân đoạn để cho ra sản phẩm dầu PO và xăng nặng. Quy trình tương tự này được áp dụng cho rác thải cao su để sản xuất dầu RO.
Các thiết bị máy móc của dây chuyền đa số đều của Việt Nam, chỉ một số ít linh kiện là phải nhập khẩu.
Lợi ích từ rác thải nguy hại
TS Tâm cho biết sản phẩm dầu đốt có nhiệt trị cao từ 10.000 -11.000 Kcal/kg sẽ là nguồn nhiên liệu tốt có thể thay thế một phần hoặc 100% cho các lò đốt đang sử dụng dầu DO và FO hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng giám đốc Công ty CP Môi trường Việt Nam - cho biết thêm dự án xử lý chất thải rắn nilông ra thành phẩm dầu PO-RO tại bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) được thiết kế với công suất mỗi ngày tiếp nhận khoảng 300 tấn rác hữu cơ, sau đó sẽ sản xuất 5-10 tấn dầu đốt công nghiệp, 60 tấn than và sản xuất khí gas đốt.
Công nghệ xử lý rác thải rắn này không chỉ biến rác thải nilông thành dầu đốt mà còn sàng lọc các loại phế thải sành sứ, xây dựng, xà bần để sản xuất gạch block phục vụ ngành xây dựng. Các loại hỗn hợp thực vật như rau củ, quả, cành lá cây... được băng chuyền chuyển đến phân xưởng sản xuất viên đốt công nghiệp, khí gas. Rác hữu cơ là chất mùn thì được dùng sản xuất phân sinh học, chất rắn sẽ sử dụng sản xuất than.
Toàn bộ quy trình của dây chuyền này hoàn toàn khép kín không thải khói, tro được sử dụng để làm vật liệu xây dựng nên không ảnh hưởng tới môi trường.